Trầm [Thủ Đức]
Trầm [Thủ Đức] - 132 Thống Nhất, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Được nhiều tín đồ café biết đến như một quán café có “phong cách” ở Thủ Đức, café Trầm với một không gian trầm tĩnh, trầm lặng, mang chút âm hưởng theo kiểu thiết kế của xứ sở hoa anh đào. Một dịp ghé chân đến Trầm, tuy chỉ mới lần đầu nhưng cái không gian “lạ” ấy đã khiến tôi không khỏi trầm trồ với lối kiến trúc độc đáo của nó.
Từ cái tên gọi Trầm, chị Nga – chủ quán cho biết ý tưởng về sự ra đời của Trầm. “Muốn tạo nên một không gian riêng, theo đúng sở thích của mình để tự mình có thể chiêm nghiệm và cảm nhận”, những lời tâm sự ngắn ngủi. Nhưng tôi nghĩ đó là tất cả niềm đam mê, sự tìm tòi khi tạo dựng một không gian nghệ thuật riêng cho mình, của mình và có thể chia sẻ “chất” nghệ thuật đó cho mọi người. “Trầm” mang nghĩa về tính từ, dường như nó đối lập với cuộc sống tất bật, ồn ào của cuộc sống đời thường, đó là những cảm hứng cho chị cùng với chồng - phóng viên ảnh Lê Hưng xây dựng và lấy tên Trầm cho quán.
Một hồ nước ngay từ lối vào, dòng nước tràn bờ cho cảm giác mênh mông khi ta bước chân trên những phiến đá bắc ngang. Có ai đó đã từng nhận xét, “nó liên tưởng về một miền quê nào đó”, nhưng qua tìm hiểu thì tôi biết nó giản đơn chỉ là tạo một không khí thoải mái, một sự cách điệu của hai bờ không gian, bên ngoài nắng rát, ồn ào và bên trong là dịu mát, im ắng. Nhắc đến sự yên tĩnh của không gian, chị Nga cho biết, “Ở đây rất yên tĩnh, mọi người đều cảm nhận mình đang ngồi trong một không gian chung và không muốn mất đi vẻ yên tĩnh đó”, “sẽ là một lời nhắc nhở nhỏ cho ai đó vô tình nói quá lớn hoặc quá ồn”, chị nói tiếp.
Mặt tiền của quán được ngăn cách bằng một tấm kính dài, ngồi ở đây có thể ngắm nhìn dòng người xuôi ngược bên ngoài. Toàn bộ không gian của Trầm được chi phối bởi gam màu xám, màu “xi măng” để làm rộng, thoáng hơn cái khoảng không chỉ chứa đựng khoảng dưới 50 chỗ ngồi của nó. Những ngọn nến được thắp sáng, hoà vào ánh sáng lờ mờ của vài bóng đèn điện. Một cảm giác mộc mạc, gần gũi toát lên từ những bức tường gạch trần trụi của căn phòng.
Điểm nhấn của Trầm chính là giá sách được trang trí ngăn nắp trên vách tường, rất nhiều sách được ông bà chủ trẻ ở đây sưu tầm vừa để thoả mẵn niềm đam mê sách của mình, vừa để đem những giá trị của nó đến với mọi người. Các bức ảnh về cảnh sinh hoạt đời thường mà phóng viên ảnh Lê Hưng đã chụp cũng được trang trí. “Mọi hiện vật ở đây đều do 2 vợ chồng yêu thích và sưu tầm, một số hiện vật đã gắn bó với chúng tôi rất lâu như chiếc môtô hay bộ dàn máy này”, chị Nga tâm sự.
Xem thêm...
Được nhiều tín đồ café biết đến như một quán café có “phong cách” ở Thủ Đức, café Trầm với một không gian trầm tĩnh, trầm lặng, mang chút âm hưởng theo kiểu thiết kế của xứ sở hoa anh đào. Một dịp ghé chân đến Trầm, tuy chỉ mới lần đầu nhưng cái không gian “lạ” ấy đã khiến tôi không khỏi trầm trồ với lối kiến trúc độc đáo của nó.
Từ cái tên gọi Trầm, chị Nga – chủ quán cho biết ý tưởng về sự ra đời của Trầm. “Muốn tạo nên một không gian riêng, theo đúng sở thích của mình để tự mình có thể chiêm nghiệm và cảm nhận”, những lời tâm sự ngắn ngủi. Nhưng tôi nghĩ đó là tất cả niềm đam mê, sự tìm tòi khi tạo dựng một không gian nghệ thuật riêng cho mình, của mình và có thể chia sẻ “chất” nghệ thuật đó cho mọi người. “Trầm” mang nghĩa về tính từ, dường như nó đối lập với cuộc sống tất bật, ồn ào của cuộc sống đời thường, đó là những cảm hứng cho chị cùng với chồng - phóng viên ảnh Lê Hưng xây dựng và lấy tên Trầm cho quán.
Một hồ nước ngay từ lối vào, dòng nước tràn bờ cho cảm giác mênh mông khi ta bước chân trên những phiến đá bắc ngang. Có ai đó đã từng nhận xét, “nó liên tưởng về một miền quê nào đó”, nhưng qua tìm hiểu thì tôi biết nó giản đơn chỉ là tạo một không khí thoải mái, một sự cách điệu của hai bờ không gian, bên ngoài nắng rát, ồn ào và bên trong là dịu mát, im ắng. Nhắc đến sự yên tĩnh của không gian, chị Nga cho biết, “Ở đây rất yên tĩnh, mọi người đều cảm nhận mình đang ngồi trong một không gian chung và không muốn mất đi vẻ yên tĩnh đó”, “sẽ là một lời nhắc nhở nhỏ cho ai đó vô tình nói quá lớn hoặc quá ồn”, chị nói tiếp.
Mặt tiền của quán được ngăn cách bằng một tấm kính dài, ngồi ở đây có thể ngắm nhìn dòng người xuôi ngược bên ngoài. Toàn bộ không gian của Trầm được chi phối bởi gam màu xám, màu “xi măng” để làm rộng, thoáng hơn cái khoảng không chỉ chứa đựng khoảng dưới 50 chỗ ngồi của nó. Những ngọn nến được thắp sáng, hoà vào ánh sáng lờ mờ của vài bóng đèn điện. Một cảm giác mộc mạc, gần gũi toát lên từ những bức tường gạch trần trụi của căn phòng.
Điểm nhấn của Trầm chính là giá sách được trang trí ngăn nắp trên vách tường, rất nhiều sách được ông bà chủ trẻ ở đây sưu tầm vừa để thoả mẵn niềm đam mê sách của mình, vừa để đem những giá trị của nó đến với mọi người. Các bức ảnh về cảnh sinh hoạt đời thường mà phóng viên ảnh Lê Hưng đã chụp cũng được trang trí. “Mọi hiện vật ở đây đều do 2 vợ chồng yêu thích và sưu tầm, một số hiện vật đã gắn bó với chúng tôi rất lâu như chiếc môtô hay bộ dàn máy này”, chị Nga tâm sự.
Xem thêm...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét