Era
Era - 58C Trần Quốc Thảo, P.7, Q.3, Tp.HCM
Era đem đến cho cafe Sài Gòn hai kỷ lục mới: quán cafe có diện tích nhỏ nhất và là quán đầu tiên gắn với sách, dẫu chẳng nằm trong mô hình cafe sách như hiện nay.
Chín cái bàn nhỏ, con số chín không phải là do sự lựa chọn một điều may mắn, đơn giản vì mặt bằng chỉ có vậy. Chín cái bàn, sắp xếp theo từng góc vuông tròn trên nền gỗ. Chật. Nhưng vì khéo sắp xếp nên cũng thoáng.
Era là không gian trọn vẹn của nhạc và nến, không gian cho những câu chuyện không lời. Sự nhỏ bé bao bọc nơi này dường như có khả năng ôm ấp những nỗi niềm. Có lẽ vì vậy mà chủ quán bảo Era là một chốn trú ẩn cho tâm hồn. Trú ẩn bằng hơi ấm của một màu nâu dung dị, bằng sự dìu dặt của âm nhạc, bằng những tiếng nói thủ thỉ của bạn bè. Và bằng một chút nồng nàn của ly rượu nhạt, uống đủ để dằn nén lại những hoang mang.
Ông chủ quán có biệt danh “Bình khùng”, một dạng sành điệu trong thú nghe nhạc và biết chia sẽ niềm ham thích các loại nhạc kể trên với người khác. Nếu không có tại chỗ thì chủ quán sẽ kiếm đĩa ở nơi khác có tác phẩm bạn yêu thích và đề nghị, miễn là bạn có nhu cầu thực sự. Có những tác phẩm lâu lắm ta không được nghe lại, vì rất hiếm, có thể “gặp” ở đây.
Âm thanh từ đĩa nhựa, đĩa than trung thực hơn đĩa CD, với phần trợ kỹ thuật có thể làm bạn sửng sốt ví như nghe tiếng cello của Rostropovich ở ERA có cảm giác như bậc thiên tài ấy đang trình diễn bên cạnh mình.
Điểm tô cho không gian của Era là vài bức tranh phong cảnh man mác sắc màu "mùa thu vàng" do chính em trai của chủ quán cầm cọ. Một thùng rượu mang không khí châu Âu cổ điển.
Và đặc biệt hơn cả, một giá sách nhỏ cũ kỹ cuối góc phòng. Có Mark Twain, có Paulo Coelho, Milan Kundera, Stefan Zwaig, Martin Heidegger...cho đến "ông già Nam Bộ" Sơn Nam,...có tình yêu thấm đượm trên từng trang sách của chàng chủ quán, của bao người đến rồi đi.
Sài Gòn nhìn từ Era nhỏ bé và bình yên. Từ Era , có một khung kính nhỏ để bạn có thể nhìn thấy lá vàng rơi trên thềm phố, thấy Sài gòn yên ả trong mưa, thấy dòng đời xuôi ngược trên con phố nhỏ Trần Quốc Thảo.
Xem thêm...
Era đem đến cho cafe Sài Gòn hai kỷ lục mới: quán cafe có diện tích nhỏ nhất và là quán đầu tiên gắn với sách, dẫu chẳng nằm trong mô hình cafe sách như hiện nay.
Chín cái bàn nhỏ, con số chín không phải là do sự lựa chọn một điều may mắn, đơn giản vì mặt bằng chỉ có vậy. Chín cái bàn, sắp xếp theo từng góc vuông tròn trên nền gỗ. Chật. Nhưng vì khéo sắp xếp nên cũng thoáng.
Era là không gian trọn vẹn của nhạc và nến, không gian cho những câu chuyện không lời. Sự nhỏ bé bao bọc nơi này dường như có khả năng ôm ấp những nỗi niềm. Có lẽ vì vậy mà chủ quán bảo Era là một chốn trú ẩn cho tâm hồn. Trú ẩn bằng hơi ấm của một màu nâu dung dị, bằng sự dìu dặt của âm nhạc, bằng những tiếng nói thủ thỉ của bạn bè. Và bằng một chút nồng nàn của ly rượu nhạt, uống đủ để dằn nén lại những hoang mang.
Ông chủ quán có biệt danh “Bình khùng”, một dạng sành điệu trong thú nghe nhạc và biết chia sẽ niềm ham thích các loại nhạc kể trên với người khác. Nếu không có tại chỗ thì chủ quán sẽ kiếm đĩa ở nơi khác có tác phẩm bạn yêu thích và đề nghị, miễn là bạn có nhu cầu thực sự. Có những tác phẩm lâu lắm ta không được nghe lại, vì rất hiếm, có thể “gặp” ở đây.
Âm thanh từ đĩa nhựa, đĩa than trung thực hơn đĩa CD, với phần trợ kỹ thuật có thể làm bạn sửng sốt ví như nghe tiếng cello của Rostropovich ở ERA có cảm giác như bậc thiên tài ấy đang trình diễn bên cạnh mình.
Điểm tô cho không gian của Era là vài bức tranh phong cảnh man mác sắc màu "mùa thu vàng" do chính em trai của chủ quán cầm cọ. Một thùng rượu mang không khí châu Âu cổ điển.
Và đặc biệt hơn cả, một giá sách nhỏ cũ kỹ cuối góc phòng. Có Mark Twain, có Paulo Coelho, Milan Kundera, Stefan Zwaig, Martin Heidegger...cho đến "ông già Nam Bộ" Sơn Nam,...có tình yêu thấm đượm trên từng trang sách của chàng chủ quán, của bao người đến rồi đi.
Sài Gòn nhìn từ Era nhỏ bé và bình yên. Từ Era , có một khung kính nhỏ để bạn có thể nhìn thấy lá vàng rơi trên thềm phố, thấy Sài gòn yên ả trong mưa, thấy dòng đời xuôi ngược trên con phố nhỏ Trần Quốc Thảo.
Xem thêm...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét