Cà phê “vỉa hè” Hà Nội của người Pháp
Cà phê là một trong những món ẩm thực được du nhập theo sự có mặt của người Pháp vào Việt Nam. Và cũng giống như phở, cà phê bắt đầu len lỏi và đi sâu bám rễ vào cuộc sống người dân Hà thành từ những gánh hàng rong. Thủa ban đầu (vào cuối thế kỷ XIX) cà phê là thức uống chỉ dành cho người Pháp và châu Âu ở Việt Nam. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, cà phê đã được "xã hội hóa" và trở thành đồ uống dành cho giới tư sản và tiểu tư sản (nhất là giới trí thức cấp tiến) ở thành thị. Các tầng lớp này có thể tìm uống cà phê từ các gánh cà phê dạo quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm.
Khi đó cà phê được bán cùng với nước chanh, nước vối đặt trên những bộ gánh cải biên từ gánh bán phở, mì vằn thắn. Cà phê thường được pha sẵn trong chai, hâm nóng và pha thêm đường rồi rót ra chén cho thực khách tùy theo sở thích và thời tiết.
Ảnh do KTS Đoàn Bắc, người sưu tập ảnh cổ Việt Nam, sưu tầm
Nguồn: Thể Thao & Văn Hóa
Khi đó cà phê được bán cùng với nước chanh, nước vối đặt trên những bộ gánh cải biên từ gánh bán phở, mì vằn thắn. Cà phê thường được pha sẵn trong chai, hâm nóng và pha thêm đường rồi rót ra chén cho thực khách tùy theo sở thích và thời tiết.
![]() |
Kiốt giải khát bên bờ Hồ Gươm: Trong thời kỳ tạm chiếm 1947-1954, Hà Nội không còn vẻ kiêu kỳ và quý tộc nữa nên thú uống cà phê cũng đã trở nên “dân dã” hơn với người dân Hà thành. |
Ảnh do KTS Đoàn Bắc, người sưu tập ảnh cổ Việt Nam, sưu tầm
Nguồn: Thể Thao & Văn Hóa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét